Cho đến ngày hôm qua (22/1/2020), con số người bị nhiễm hội chứng viêm phổi cấp (SARS) tại Trung Quốc đã lên đến 555 người. Quy mô lây nhiễm dịch rải trên các tỉnh thành Vũ Hán, Thượng Hải, Quảng Đông, Hong Kong và Bắc Kinh. Các trường hợp nhiễm bệnh ở bên ngoài Trung Quốc đã được phát hiện tại Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Australia, Hàn Quốc và Philippines. Có ít nhất 17 người đã chết. Đó là con số được thông báo và có sự theo dõi của quốc tế.
Bản đồ các quốc gia phát hiện ca bệnh tại Châu Á.
Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng số lượng nhiễm bệnh còn nhiều hơn gấp bội – và cả số người chết nữa: có thể lên đến từ 1.300 – hơn 4.000 ca. Đó là vì dịch SARS xuất hiện năm 2003 tại tỉnh Quảng Đông đã lây nhiễm cho 8.273 người và giết chết 775 người (chiếm tỷ lệ 9% tổng số ca bệnh). Riêng tại Canada, tỷ lệ tử vong của dịch SARS trong năm 2003 là khá cao: 44 người chết trên tổng số 251 trường hợp nhiễm bệnh (17,52%).
Có một sự liên hệ về các chủng virus gây ra hội chứng viêm phổi cấp tính gây chết người này. Tất cả đều bắt đầu từ dòng coronavirus (gọi tắt là CoV) với mầm bệnh chuyển từ động vật sang người trong một số trường hợp đặc biệt, có sự kết hợp của điều kiện khí hậu đặc trưng.
Trận dịch SARS năm 2003 bắt nguồn từ dơi, sau đó truyền sang cầy hương (civet) – một động vật hoang dã mà người Trung Quốc rất thích ăn thịt. Trận dịch này xuất hiện từ ngày 16/11/2002 tại tỉnh Quảng Đông (miền Nam Trung Quốc), sau đó bùng phát và lan ra toàn thế giới trong khoảng thời gian từ tháng 3/2003 đến tháng 4/2003.
Sau đó, chủng coronavirus (coV) này đột nhiên biến mất và xuất hiện trở lại ở Trung Đông sau gần 10 năm, trong một đợt dịch nhỏ vào năm 2012 (gọi là Hội chứng Viêm phổi Trung Đông – MERS). Lúc này, tỷ lệ tử vong sau khi nhiễm bệnh đã tăng lên 34% (2.494 ca bệnh, chết 858 ca) trong toàn bộ trận dịch kéo dài từ năm 2012 đến năm 2014. Ngoài ra, đường lây nhiễm mầm bệnh được truyền từ một vật chủ mới – là lạc đà một bướu (dromedary camel) sang người. Giới khoa học đã tìm thấy một lượng lớn kháng thể trung tính (neutralizing antibodies) của MERS-CoV (coronavirus gây Hội chứng MERS) nơi lạc đà một bướu sống tại Ai Cập, Jordan, Saudi Arabia, và đặc biệt hơn, nằm trong huyết thanh lạc đà được thu thập từ năm 2003 ở Các Tiểu Vương quốc Arab.
Sau khi xét nghiệm và phân tích, chủng MERS-CoV chính là một phiên bản beta của coronavirus (betacoronavirus), có cùng dòng với chủng virus gây hội chứng SARS (gọi là SARS-CoV), với một cấu trúc di truyền RNA chiều dương mạch đơn (single-stranded positive-sense RNA genome structure) tương tự nhau, như hình dưới đây:
(A) Cấu trúc di truyền của SARS-CoV và MERS-CoV. Mã di truyền chiều dương mạch đơn của coronavirus mã hóa lớp màng (M) các protein cấu trúc (màu xanh dương), dằm/spike (S), lớp vỏ/envelop (E), và vỏ bọc nhân/nucleocapsid (N), hai chuỗi enzyme sao chép polyproteins (màu tím) – ORF1a and ORF1b, và các protein phụ đặc trưng/unique accessory proteins (màu đỏ). Tất cả những thành phần trên thực hiện các chức năng quan trọng trong quá trình sao chép và lây truyền coronavirus, ví dụ như ngăn cản đường truyền báo hiệu bẩm sinh của hệ miễn dịch (innate immune signaling pathway).
(B) Các đường lây nhiễm bệnh. Đường truyền bệnh SARS-CoV được cho là từ chủng virus giống với chủng SARS hiện đang nằm trên cơ thể con dơi lây nhiễm sang cầy hương, rồi sau đó truyền sang người. SARS-CoV cũng có thể truyền trực tiếp từ dơi sang người. MERS-CoV cũng được cho là truyền từ lạc đà sang cho người, với khả năng có thể truyền từ những con dơi bị bệnh qua lạc đà. Đường mũi tên đứt quãng biểu thị khả năng truyền nhiễm thấp, đường mũi tên mỏng và liền mạch biểu thị khả năng truyền nhiễm tiềm ẩn, còn đường mũi tên dầy và liền mạch biểu thị khả năng truyền nhiễm chắc chắn và cao.
Sang đến cuối năm 2019 và đầu năm 2020, tức là chỉ sau đợt dịch của chủng MERS-CoV có đúng 8 năm, một trận dịch mới của bệnh SARS lại bùng phát trở lại tại Vũ Hán (Trung Quốc), và như chúng ta đã biết, tỷ lệ tử vong hiện nay được biết đã là 17/555 (chiếm 3,06%) chỉ sau hơn 3 tuần lễ. Rắn cạp nong (krait) và rắn hổ mang (cobra) Trung Quốc đang bị nghi vấn là vật chủ truyền chủng coronavirus (còn gọi là chủng 2019-nCoV) trực tiếp cho người trong đợt dịch lần này. Các nhà nghiên cứu đã phân tích chuỗi protein của chủng này (lấy từ người bị nhiễm bệnh) và so sánh nó với các đoạn mã khác trên cơ thể các loài động vật khác nhau, như chim, rắn, nhím, tê tê, marmot, dơi và người. Thật đáng kinh ngạc khi nhận ra rằng mã protein của chủng 2019-nCoV hầu như giống với loại đang hiện diện trong cơ thể rắn. Và rắn thường hay săn bắt dơi ở ngoài thế giới tự nhiên. Sau đó, con người bắt rắn để ăn thịt hoặc ngâm rượu. Thực tế cho thấy có rất nhiều rắn được bán tại các chợ hải sản ở Vũ Hán, làm tăng thêm nghi ngờ về việc coronavirus nhảy từ dơi qua rắn và sau đó là con người. Điều đáng suy nghĩ ở đây, chính là làm sao chủng virus này có thể thích nghi với cơ thể vật chủ đa dạng từ động vật máu nóng (dơi) qua máu lạnh (rắn) rồi sau đó quay trở lại máu nóng (con người).
Theo phân tích mới nhất của giới khoa học thuộc trường Đại học Y Bắc Kinh, đây là một chủng biến thể coronavirus hoàn toàn mới, mà trong đó, chính sự tái tổ hợp tương đồng (homologous recombination) bên trong chuỗi glycoprotein dằm (spike glycoprotein) nằm ở vỏ của virus có thể là cơ chế đã khiến nó dễ truyền nhiễm từ rắn sang người. Nói cách khác, virus thuộc chủng CoV mới này đã tự biến đổi vỏ của mình để thích nghi với các môi trường cơ thể vật chủ khác nhau, để có thể lan rộng nhanh chóng và linh hoạt hơn trong việc chọn lọc “con mồi” của mình. Đây là một hiện tượng tiến hóa nguy hiểm và đã từng xảy ra ở nhiều loài virus khác, như bệnh sốt xuất huyết, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C và cúm lợn truyền thống (classical swine fever).
Là một loài vi sinh vật sống ký sinh vào cơ thể vật chủ, khuôn mẫu sử dụng codon (đơn vị mã) của virus sẽ giống với vật chủ ở một số khía cạnh. Độ chênh lệch Xu hướng Sử dụng Codon Tương đồng Tương đối (Relative Synonymous Codon Usage – RSCU) cho thấy 2019-nCoV (biến thể coronavirus gây dịch SARS hiện nay tại người), bat-SL-CoVZC45 (biến thể coronavirus trong cơ thể dơi), và ở rắn tại Trung Quốc đang có độ sai số xu hướng sao mã tương đồng tương tự nhau. Khoảng cách bình phương euclid biểu thị rằng biến thể virus 2019-nCoV và biến thể ở rắn tại Trung Quốc có một sự tương đồng về độ chênh lệch trong sử dụng codon so với các biến thể virus nằm trên cơ thể con marmota, nhím, tê tê, dơi, chim và ngay cả chính con người. Hai loại rắn này, bao gồm chủng Bungarus multicinctus (cạp nong nhiều khoang) và Naja Atra (hổ mang Trung Hoa) đươc đem ra phân tích độ chênh lệch RSCU. Khoảng cách bình phương euclid giữa chủng virus 2019-nCoV và chủng virus nằm trong cơ thể rắn Bungarus multicinctus chỉ là 12.47. Khoảng cách này giữa 2019-nCoV và một chủng virus khác nằm trong cơ thể rắn Naja Atra là 14.70. Trong khi đó, khoảng cách giữa 2019-nCoV và các chủng virus nằm trong cơ thể những động vật khác thì lớn hơn 24, ví dụ như ở marmota là 24.87, nhím là 25.92, tê tê là 26.81, dơi là 27.47, chim là 29.07, và con người là 35.44. Các dữ kiện này gợi ý rằng chủng virus 2019-nCoV có thể dễ dàng sử dụng cơ chế chuyển dịch của rắn hiệu quả hơn so với các chủng nằm trên nhiều cơ thể động vật khác, và đưa ra giải thuyết rằng đợt dịch do virus 2019-nCoV có thể bắt nguồn từ rắn.
So sánh chuỗi giữa các chủng coronaviruses khác nhau. Phân tích đồ thị đồng dạng đã được thực hiện gữa các chủng coronaviruses xếp loại đơn vị huyết thống đơn tố (Clades) A, B, và C. Phân tích tái tổ hợp được thực hiện với một ô trượt của 500bp (cặp đơn vị nucleobases) và một bước nhảy có kích thước 30bp. Các vị trí tái tổ hợp được định vị bên trong đoạn di truyền (gene) dằm glycoprotein (spike glycoprotein) của virus, như được biểu thị bởi một hộp màu cam ở trên đỉnh biểu đồ.
Phân tích đồ thị đồng dạng của chủng virus 2019-nCoV tiết lộ rằng quy trình tái tổ hợp đồng đẳng xảy ra giữa các chuỗi của Đơn vị huyết thống đơn tố (Clade) A (nằm trong chủng coronaviruses ở loài dơi) và chủng ban đầu không xác định cách xa nhau 21500 đến 24000bp (cặp đơn vị nucleobases), nằm bên trong dằm glycoprotein cho phép nhận dạng thụ cảm trên bề mặt tế bào. Các đặc điểm này cho thấy quy trình tái tổ hợp đồng đẳng bên trong dằm glycoprotein có thể khiến chủng 2019-nCoV lây truyền chéo loài và lan đến con người.
Như vậy, nếu nhìn lại quá khứ từ năm 2003, các chủng coronavirus nguy hiểm đã có những biểu hiện biến thể và lây nhiễm như sau:
Giờ đây, Trung Quốc đã ra lệnh cách li và kiểm dịch (quarantine) 11 triệu cư dân tại thành phố Vũ Hán như một nỗ lực để chống lại sự lan tràn của dịch. Tất cả các triệu chứng của căn bệnh đáng sợ này được biểu hiện giống như cảm cúm, và cũng rất dễ lây nhiễm như cảm cúm – như tiếp xúc/chạm vào dịch tiết từ vật chủ (người, động vật), không khí nhiễm khuẩn, chất thải, và thậm chí ăn động vật nhiễm bệnh (rắn, cầy hương, lạc đà…). Chúng tôi khuyên các bạn như sau:
Chúng tôi cũng đã từng cảnh báo rằng, sự lây lan của các bệnh động vật truyền sang người có thể xảy ra khi có tiếp xúc liên tục hoặc đường truyền mới gần với con người, hoặc do biến đổi khí hậu tác động đến sự phân phối các vector (hướng) lây lan bệnh dịch mà trước đây bị hạn chế theo địa lý, ví dụ như do côn trùng chẳng hạn. Trong trường hợp của chủng coronavirus mới (2019-nCoV), các tiếp xúc là tương tự như truyền thống (người Hoa vẫn ăn rắn và cầy hương từ bao đời nay), nhưng đã xảy ra sự thay đổi vector lây lan từ dơi qua rắn và rắn qua người. Rất có thể sự thay đổi này có tác động của biến đổi khí hậu/môi trường khốc liệt đang xảy ra tại Trung Quốc mùa hè và mùa đông năm 2019.
Ngoài ra, biến đổi khí hậu sẽ giải phóng nhiều tác nhân gây bệnh chưa từng có trước đây. Hiện giới khoa học đã tìm thấy 28 nhóm virus hoàn toàn mới trong tổng số 33 nhóm trong hai lõi băng lấy từ Cao nguyên Tây Tạng, nơi các sông băng đang tan rã nhanh chóng vì hiện tượng nóng lên toàn cầu. Đây là những chủng virus xuất hiện từ 15.000 năm trước, khi mà dân số con người còn rất ít trên hành tinh này, và họ đang trong tiến trình thuần chủng chó sói thành chó nhà. Các nhà khoa học còn tiên báo rằng, khi các phiến băng và sông băng tan ra, nhiều chủng virus cổ đại còn xưa hơn tuổi của loài người, mang các mầm bệnh chưa từng được biết đến, sẽ được giải phóng ra ngoài môi trường.
Đã từng có các biến cố tương tự biến thành sự thật tệ hại vào năm 2016, khi mà một đợt bùng nổ dịch bệnh than ở Siberia đã giết chết hơn 2.000 con tuần lộc và khiến 96 người nhập viện. Bào tử của vi khuẩn bệnh than (anthrax) có thể tồn tại trong nhiều năm và đợt dịch này được cho là có nguồn gốc từ xác một con tuần lộc bị chết cách đây hàng trăm năm do bệnh than, đã được băng giá phủ lấp trong các tầng đất băng vĩnh cửu, và giờ đây lộ ra bên ngoài do băng tan rã.
Các tầng đất đóng băng vĩnh cửu đang tan rã ở Siberia.
Ts. Chantal Abergel, một nhà nghiên cứu về virus học môi trường tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (French National Centre for Scientific Research) cùng với chồng của bà, đã dẫn đầu một nhóm khoa học gia chứng minh rằng họ có thể làm hồi sinh một con virus có độ tuổi 30.000 năm từ băng vĩnh cửu, chứng minh rằng nó vẫn còn có thể lây nhiễm sang vật chủ – là một amip đơn bào.
Vâng, biến đổi khí hậu sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho dịch bệnh. Ngay cả sự phức tạp và đông đúc về dân số của loài người cũng đang trở thành miếng mồi ngon cho loài virus/vi khuẩn.
Trên hết tất cả, như chúng tôi cũng đã cảnh báo – kịch bản cuối cùng để các đế quốc tư bản quét sạch bớt kẻ thù của mình, giết bớt con người, tránh biến loạn dân số khi biến đổi khí hậu đẩy loài người đến các giới hạn về lương thực, nước uống và di cư tràn lan chính là tạo ra một bệnh dịch mới và đổ lỗi cho bệnh dịch đó. Chúng ta sẽ nghĩ sao về khả năng Washington dùng công nghệ sinh học chế tạo ra một biến thể coronavirus mới, thả chúng vào giữa chợ rắn tại Vũ Hán, kích hoạt một đợt dịch mới nhắm vào kẻ thù Bắc Kinh và làm suy yếu nền kinh tế quốc gia Trung Quốc. Điều đó vẫn có thể xảy ra, vì Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất, có kiểu sinh hoạt ăn tạp nhất, và đang trên đà cạnh tranh thương mại với Mỹ. Tất cả chỉ là kịch bản – nhưng rất thực tế và đã được chúng tôi viết trong một bài trước đây.
Hãy cứ chờ mà xem… để hiểu con người và tâm địa độc ác của chính chúng ta sẽ tự giết chính mình và đốt cháy ngôi nhà duy nhất như thế nào.
Theo: https://hanhtinhtitanic.org/